Bạn có biết 3 bí quyết “vàng” cho doanh nghiệp gia nhập ngành không?
1. Chiến lược tối ưu tổng chi phí, hạ chi phí thấp nhất có thể
Ưu điểm:
- Giúp tăng lợi nhuận
- Dễ dàng hỗ trợ khách hàng
- Có ưu thế hơn trong ngành
Cần làm:
- Chiến lược này chỉ có thể đạt được khi khả năng kiểm soát chi phí siêu chặt chẽ
- Tổ chức và chuyên môn hoá với quy trình phải chắc chắn or siêu nuột
- Làm chủ được khâu sản xuất or có hệ thống giám sát lao động chặt.
Hạn chế:
- Doanh nghiệp sau dễ bắt chước
- Khó nhìn ra những điều tuyệt vời của sản phẩm/ dịch vụ và marketing vì mải lo tối ưu chi phí
- Dễ rơi vào ma trận phá giá để tẩy chay
2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm/dịch vụ
Ưu điểm:
- Dễ tạo sự trung thành vì tính độc nhất
- Dễ tăng lợi nhuận mà không cần chạy theo chiến lược chi phí thấp
- Có vị thế hơn trên thị trường
Cần làm:
- Thống nhất giữ các bộ phận R&D với Sale – Marketing
- Marketing mạnh, nhanh và sáng tạo
- Chất lượng nhân sự phải cao
- Kênh phân phối mạnh
Hạn chế:
- Vì tính độc nhất nên khó thích ứng với thị phần cao
- Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự khác biệt hơn nữa, kỳ vọng hơn nữa
- Dễ bão hòa do khả năng bắt chước nhanh khi thị trường trưởng thành và bão hoà.
3. Chiến lược tập trung vào một nhóm khách hàng, khu vực cụ thể
Ưu điểm:
- Tập trung đáp ứng tốt nhất cho một đối tượng, một mục tiêu cụ thể.
- Nhờ bám đuổi mục tiêu cụ thể, đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp có thể rơi vào một trong hai chiến lược bên trên: chi phí thấp hoặc khác biệt hoá dù ban đầu không nhằm để có chi phí thấp hay khác biệt hoá. Nó được hiểu như là doanh nghiệp tự thu hẹp lại khả năng phục vụ của mình nhưng tối ưu được chi phí và hỗ trợ khách hàng được tốt nhất.
Cần làm:
- Làm tất cả những điều cần làm ở hai chiến lược trước nhưng nhắm vào một mục tiêu cụ thể.
Hạn chế:
- Những doanh nghiệp lớn nếu để ý, họ cũng có thể làm được hết những lợi thế mà doanh nghiệp tự thu hẹp này đang làm được.
- Các doanh nghiệp lớn ngày càng có xu hướng tối ưu từng nhóm khách hàng cụ thể.
Xem thêm: