Digital Marketing Và Những Xu Hướng Phát Triển Của Tương Lai

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, Digital Marketing sẽ tiến hoá lên một tầm cao mới theo xu hướng của kỷ nguyên 5.0.

1) Digital Marketing là gì?

Theo Philips Kotler: ”Digital Marketing bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối hoạt động Marketing diễn ra trên nền tảng internet và các thiết bị điện tử khác để giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân dễ dàng kết nối với những cơ hội kinh doanh mới và xây dựng nhận diện thương hiệu.”

Có rất nhiều định nghĩa về Digital Marketing, bạn có thể tìm hiểu ở nhiều tài liệu khác nhau, tuy nhiên Nude Academy thấy định nghĩa của Philip Kotler trên đây là đầy đủ nhất, giải quyết đầy đủ các vấn đề, giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cốt lõi của Digital Marketing.

Con đây là định nghĩa về Digital Marketing đã được Nhung tối giản lại để dễ hiểu hơn :”Digital Marketing là việc áp dụng Internet và các công nghệ kỹ thuật số liên quan kết hợp cùng với truyền thông truyền thống để đạt được các mục tiêu marketing”.

Digital marketing là một lĩnh vực rộng lớn, đang phát triển nhanh chóng và luôn có những xu hướng mới. Nó bao gồm các hoạt động trên 4 nhóm kênh chính này: Owned Media, Paid media, Earned Media,  Social Media.

2) 4 nhóm kênh Digital Marketing:

2.1) Owned Media

Owned Media là những kênh truyền thông trực tuyến và miễn phí thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền kiểm soát và tự do sáng tạo trong việc xây dựng và phân phối nội dung theo bản sắc riêng của thương hiệu, doanh nghiệp có thể sản xuất các loại nội dung phù hợp nhắm đến khách hàng mục tiêu trên chính nền tảng của mình.

Trong thời đại kỹ thuật số, Owned Media đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Owned Media giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tương tác trực tiếp với khách hàng. Đây là kênh để doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mãi của mình một cách nhanh chóng và chính xác.

Các công cụ thuộc Owned Media bao gồm: website, blog, email, Youtube, social media channels, các nền tảng mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Tiktok, Twitter, …) và ứng dụng di động (mobile app). Với những công cụ này, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm mang màu sắc riêng, tương tác chặt chẽ với khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu dài.

Owned Media không chỉ mang lại sự tự do và linh hoạt cho doanh nghiệp, mà còn giúp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Bằng cách sử dụng Owned Media một cách sáng tạo và hiệu quả, doanh nghiệp có thể đạt được thành công và nổi bật trong môi trường kỹ thuật số ngày nay.

2.2) Paid Media

Paid Media là hình thức truyền thông trả phí, mang đến cho thương hiệu của bạn cơ hội để truyền tải thông điệp và quảng cáo một cách hiệu quả. Đây là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu, tăng tần suất xuất hiện của thương hiệu và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.

Paid Media là những hoạt động truyền thông trực tuyến trả phí, trong đó bao gồm đặt bài PR trên các trang báo, tin tức trực tuyến, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, hay thậm chí là sự hợp tác với những người nổi tiếng (KOLs/ KOC). Điều này giúp tăng tần suất hiện diện và lan truyền hình ảnh của doanh nghiệp một cách dễ dàng, nhanh chóng đến với khách hàng mục tiêu.

Với Paid Media, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, mở rộng hoạt động kinh doanh và thu hút những truy cập mới đến trang web hoặc trang đích của doanh nghiệp. Với các chiến dịch quảng cáo trả tiền doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh như tăng doanh số, tăng lượng truy cập trang web và xây dựng nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, Paid Media cũng đòi hỏi sự đầu tư, quản lý và đo lường cẩn thận. Điều này giúp đảm bảo chi phí quảng cáo được sử dụng một cách hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty. Quá trình tối ưu hoá và theo dõi kết quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nguồn tài nguyên của mình một cách thông minh và hiệu quả.

Với Paid Media, doanh nghiệp của bạn dễ dàng nắm bắt những cơ hội mới và đẩy mạnh sự phát triển kinh doanh. Quan trọng là bạn phải tận dụng nó một cách thông minh, đảm bảo rằng mỗi đồng tiền bạn chi trả mang lại giá trị và chi tiêu hợp lý cho thương hiệu của mình.

2.3) Earned Media

Earned Media, hay còn được gọi là truyền thông lan truyền, là tiếng nói, chia sẻ của người dùng về thương hiệu. Đây là kênh truyền thông tự nhiên, nơi mà sự phản hồi và thảo luận về thương hiệu lan truyền một cách tự do.

Earned Media được coi là thành quả của những nỗ lực mà doanh nghiệp đầu tư vào Owned Media và Paid Media.

Với kênh Earned Media, người dùng được quyền thể hiện quan điểm của mình về thương hiệu qua lời bình luận, chia sẻ, nhận xét và đánh giá. Những nội dung này thu hút sự quan tâm và tạo được niềm tin từ người dùng hơn bất kỳ nội dung nào được doanh nghiệp tự tạo ra.

Sự phát triển của Earned Media không chỉ đòi hỏi chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, mà còn yêu cầu một chiến lược marketing hướng đến việc tạo ra giá trị và trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Khi khách hàng cảm nhận được giá trị và thật sự hài lòng, họ sẽ tự động chia sẻ và bình phẩm về những điều tốt đẹp của thương hiệu, tạo nên sự lan tỏa và tăng điểm uy tín cho thương hiệu.

Đối với Earned Media, sự xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng là yếu tố then chốt. Từ các hoạt động như tương tác, lắng nghe và phản hồi nhanh chóng từ phía doanh nghiệp đối với ý kiến và phản hồi của khách hàng giúp xây dựng một cộng đồng ủng hộ, yêu quý và trung thành với thương hiệu, từ đó nâng cao được hình ảnh của thương hiệu.

Tuy nhiên Earned Media cũng mang lại một mặt trái là khi những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp được lan truyền đi thì chính doanh nghiệp cũng sẽ không thể kiểm soát được những thông tin đó.

2.4) Social Media:

Social Media hay còn gọi là phương tiện truyền thông xã hội, sự xuất hiện của Social Media đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho lĩnh vực Marketing. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng của mình.

Từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, wordpress, Youtube, Tiktok và các ứng dụng trên thiết bị điện thoại cho phép người dùng chia sẻ quan điểm riêng, sáng tạo nội dung, tương tác trực tuyến và xây dựng cộng đồng riêng.  Theo thống kê của “Digital 2023: Global Overview Report.” có hơn 4.7 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội Social Media, tương đương với khoảng 60% dân số thế giới.

Trên các nền tảng của Social Media, doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Xây dựng hình ảnh thương hiệu, song song với quá trình này thì doanh nghiệp cũng nhận lại được phản hồi nhanh chóng từ khách hàng mục tiêu hoặc người dùng.

Nhờ tận dụng được sức mạnh của Digital Marketing mà rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được sự thành công vượt bậc ngày nay như Samsung, Thế Giới Di Động, Coca-cola, Pepsi,…. Gần đây với sự ra đời của mạng xã hội Tiktok không chỉ mang đến cơ hội để doanh nghiệp được tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhiều hơn mà cũng kéo theo sự thay đổi về hành vi tiếp nhận thông tin của người dùng.

3) Ý nghĩa của Digital Marketing 

Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay ngày càng có nhiều người sử dụng Internet và các thiết bị di động để tìm kiếm thông tin, mua sắm và kết nối với nhau. Digital Marketing cung cấp cho doanh nghiệp và thương hiệu cơ hội tiếp cận với một lượng khách hàng tiềm năng, đa dạng và toàn cầu nhờ sở hữu những đặc điểm sau:

Tiếp cận và kết nối được nguồn data khổng lồ: Digital Marketing mở ra cánh cửa tiếp cận hàng triệu người trên toàn cầu thông qua Internet, mở ra thế giới kinh doanh toàn cầu đầy tiềm năng. Với khả năng kết nối của các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể nhân rộng và tiếp cận với khách hàng mục tiêu trên khắp thế giới. Điều này mang lại cơ hội không giới hạn để xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô kinh doanh.

Tính tương tác cao: Digital Marketing giúp kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng hơn thông qua các kênh kênh như website, email hay trò chuyện trực tiếp qua các trang mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể dễ dàng giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả với khách hàng mục tiêu để xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng. Digital Marketing còn giúp tạo dựng niềm tin và lòng trung thành từ khách hàng.

Linh hoạt và sáng tạo trong việc sản xuất nội dung: Doanh nghiệp dễ dàng tạo ra những nội dung độc đáo và mang xu hướng cá nhân hóa, để tăng mức độ thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Thông qua việc thấu hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể đưa ra thông điệp sáng tạo và phù hợp, thu hút sự chú ý và tạo niềm tin. Sự linh hoạt và sáng tạo nội dung không chỉ kích thích tăng cường tương tác, mà còn thể hiện tình yêu và quan tâm chân thành đến từng khách hàng, gắn kết họ với thương hiệu lâu dài.

Tiết kiệm chi phí: So với các hình thức truyền thống, Digital Marketing thường có chi phí thấp hơn và linh hoạt hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Digital Marketing giảm thiểu các khoản đầu tư đắt đỏ vào các kênh quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, nó cung cấp các phương tiện linh hoạt và chi phí thấp hơn như quảng cáo trực tuyến, email marketing và nội dung số, cho phép doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và tăng cường hiệu quả tiếp thị.

Dễ dàng đo lường được hiệu quả: Digital Marketing cung cấp các công cụ và phương pháp để đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc đầu tư và tối ưu hóa nguồn lực.

4) Các công cụ và kỹ thuật Digital Marketing

Content Marketing: Thông qua các kênh Digital, doanh nghiệp có thể linh hoạt và sáng tạo ra những nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về màu sắc, tính năng, cá tính riêng của thương hiệu/sản phẩm/doanh nghiệp.

Sức ép từ thị trường và mức độ cạnh tranh từ đối thủ ngày càng cao cũng tạo nên những thách thức vô hình trong việc sáng tạo ra những nội dung có giá trị cao của doanh nghiệp để thu hút, giữ chân và thúc đẩy hành động từ khách hàng mục tiêu.  Nội dung có thể bao gồm bài viết, video, hình ảnh, infographics và nhiều loại hình khác. 

4.1) SEO và SEM

SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing) là hai yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến và tăng cường hiển thị trang web trên các công cụ tìm kiếm.

SEO tập trung vào cải thiện vị trí tự nhiên (organic) của trang web trong kết quả tìm kiếm không trả tiền. Điều này đạt được bằng cách tối ưu hóa cấu trúc trang web, nội dung và các yếu tố kỹ thuật khác để nắm bắt thuật toán của các công cụ tìm kiếm. SEO đòi hỏi nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng, tối ưu hóa trang web cho trải nghiệm người dùng và xây dựng liên kết chất lượng từ các nguồn khác.

SEO tạo ra lợi thế dài hạn bằng cách tăng cường khả năng xuất hiện tự nhiên trên các trang kết quả tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập và tạo sự tin tưởng từ người dùng.

Trái lại, SEM là sự sử dụng quảng cáo trả tiền để tăng cường hiển thị trang web trên các kết quả tìm kiếm. SEM thường liên quan đến việc đặt các quảng cáo trực tiếp trên các công cụ tìm kiếm, và chi trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC – Pay-Per-Click) hoặc hiển thị (CPM – Cost-Per-Impression). SEM cho phép hiển thị quảng cáo với từ khoá mục tiêu cụ thể và đối tượng khách hàng mong muốn, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút lưu lượng truy cập.

Việc kết hợp SEO và SEM trong chiến lược tiếp thị mang lại lợi ích to lớn. SEO tạo nền tảng vững chắc bằng việc cải thiện sắp xếp tự nhiên trong kết quả tìm kiếm, trong khi SEM cung cấp lợi thế nhanh chóng bằng cách hiển thị quảng cáo trả tiền. Kết hợp cả hai cung cấp khả năng tiếp cận rộng lớn đối với người dùng và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị trực tuyến.

4.2) Social Media Marketing

Social Media Marketing (tiếp thị truyền thông xã hội) là một phần của Digital Marketing tiếp thị sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube và các nền tảng khác để tương tác, tiếp cận và gắn kết khách hàng mục tiêu.

Trong Social Media Marketing, doanh nghiệp chủ động tạo và chia sẻ những nội dung hấp dẫn và đáng tin cậy hướng đến đối tượng mục tiêu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các bài đăng, video, hình ảnh, quảng cáo và trò chuyện trực tuyến 2 chiều.

Mục tiêu của Social Media Marketing là tạo sự nhận diện thương hiệu, thu hút lưu lượng truy cập, tăng cường tương tác và tạo dựng lòng trung thành từ khách hàng.

Điều đáng chú ý, việc sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho quá trình Marketing, yêu cầu chiến lược và kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng nền tảng và đối tượng mục tiêu. Social Media Marketing mang lại cơ hội tiếp cận với một lượng khách hàng rộng lớn và tạo dựng tương tác cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay.

4.3) Email Marketing:

Email Marketing là một công cụ tiếp thị và quảng cáo sử dụng email để gửi thông tin đến người dùng cá nhân hoặc các nhóm khách hàng. Thông tin trong Email Marketing có thể là các thông báo, ưu đãi, tin tức, sự kiện, hướng dẫn, nội dung truyền thông hoặc bất kỳ thông tin liên quan nào khác mà doanh nghiệp muốn chia sẻ với đối tượng mục tiêu.

Điểm mạnh của Email Marketing là khả năng tiếp cận trực tiếp và cá nhân với khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, tăng cường tương tác và thúc đẩy hành động mua hàng, chăm sóc lại hoặc tương tác khác.

Email Marketing yêu cầu xây dựng danh sách khách hàng có chất lượng và xác thực, đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và chống thư rác (spam). Để thành công, Email Marketing cần cung cấp nội dung hấp dẫn, đáng tin cậy và phù hợp với đối tượng mục tiêu, đồng thời sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi để đo lường hiệu quả và tối ưu hóa chiến lược email marketing.

4.4) Mobile Marketing

Mobile Marketing là hình thức tiếp thị và quảng cáo được thực hiện thông qua các thiết bị di động như điện thoại di động và máy tính bảng. Điều này bao gồm việc sử dụng các ứng dụng di động, trang web tương thích di động, quảng cáo trên ứng dụng di động, SMS Marketing và các hình thức khác nhằm tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các thiết bị di động của họ.

Mobile Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị ngày nay, vì ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet và tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu.

Một số hình thức phổ biến của Mobile Marketing bao gồm:

  • Quảng cáo trên ứng dụng di động: Hiển thị quảng cáo trong các ứng dụng di động, tăng nhận thức về thương hiệu và tăng lưu lượng truy cập.
  • SMS Marketing: Gửi tin nhắn ngắn (SMS) có chất lượng và giá trị tới khách hàng, cung cấp thông báo, ưu đãi hoặc tin tức mới nhất.
  • Mobile-friendly Websites: Xây dựng trang web tương thích với điện thoại di động, đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt khi truy cập từ thiết bị di động.
  • Ứng dụng di động: Tạo và phát triển các ứng dụng di động có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng.

Mobile Marketing mang lại lợi ích tiếp cận trực tiếp và cá nhân hóa với khách hàng, đồng thời tăng cường tính tương tác. Để thành công, Mobile Marketing cần phù hợp với đối tượng mục tiêu, đảm bảo tính nhất quán với các kênh truyền thông khác và sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả và tối ưu hóa chiến lược marketing.

4.5) Affiliate Marketing

  • Định nghĩa/Khái niệm:

Affiliate Marketing là một mô hình tiếp thị trực tuyến, trong đó các nhà tiếp thị (đối tác liên kết) quảng bá hoặc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán hàng (nhà cung cấp) thông qua các kênh truyền thông của họ. Khi một người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ thông qua liên kết của đối tác, người đó sẽ nhận được một phần hoa hồng hoặc khoản tiền hoa hồng.

  • Hình thức hoạt động:

Mô hình này hoạt động như sau: Người tiếp thị tham gia chương trình liên kết của nhà cung cấp và nhận một liên kết đặc biệt hoặc mã theo dõi. Khi người tiếp thị giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp thông qua các kênh truyền thông của mình (ví dụ: trang web, blog, video trực tuyến, mạng xã hội), mọi hoạt động của khách hàng được theo dõi thông qua liên kết hoặc mã theo dõi.

Khi khách hàng nhấp vào liên kết đó và thực hiện một hành động cụ thể (như mua sản phẩm hoặc đăng ký dịch vụ), hệ thống liên kết sẽ tự động ghi nhận việc này và đối tác liên kết sẽ nhận được hoa hồng hoặc khoản tiền hoa hồng phù hợp.

  • Lợi ích:

Mô hình Affiliate Marketing mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp và đối tác liên kết. Nhà cung cấp có thể tiếp cận một đối tượng khách hàng tiềm năng lớn hơn thông qua đối tác, trong khi đối tác liên kết có cơ hội kiếm tiền từ việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ hứng thú hoặc đã sử dụng trước đó.

Hiện nay, Affiliate Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp trực tuyến và đã giúp hình thành một thị trường tiếp thị trực tuyến đa dạng và phong phú.

4.6) Inbound Marketing

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị trực tuyến nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tạo mối quan tâm từ phía khách hàng thông qua việc cung cấp nội dung giá trị và tương tác tích cực. Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút và lôi kéo khách hàng thông qua các hoạt động trực tuyến.

Inbound Marketing thường bao gồm các phương tiện như: content marketing, SEO, mạng xã hội, email marketing, landing page, group cộng đồng trực tuyến. Inbound Marketing tạo ra một môi trường thuận lợi để khách hàng tiềm năng tự tìm đến doanh nghiệp bằng cách cung cấp giá trị và giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.  Trong khi các hoạt động truyền thông của Outbound Marketing hướng đến việc tìm kiếm khách hàng thì các hoạt động của Inbound Marketing tập trung vào khả năng hiển thị, để khách hàng tiềm năng tìm đến doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh của bạn. Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngày nay cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần sản xuất ra những nội dung hướng đến giá trị thật sự đến người dùng nhằm xây dựng nhận thức, phát triển mối quan hệ và tạo khách hàng tiềm năng.

4.7) Phân tích và đo lường hiệu quả

Phân tích và đo lường hiệu quả kênh Digital Marketing là quá trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động tiếp thị trực tuyến nhằm xác định số liệu các chiến dịch và kênh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Điều này giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả các chiến lược tiếp thị và từ đó tối ưu hóa các hoạt động, tăng cường hiệu quả và giảm thiểu các chi phí không hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp và yếu tố phân tích và đo lường hiệu quả kênh Digital Marketing:

  • Traffic: Đánh giá lưu lượng truy cập vào trang web, trang Landing page hoặc các kênh khác nhau. Các số liệu này bao gồm lượt truy cập, lượt xem trang, nguồn lưu lượng, tỷ lệ thoát, v.v.
  • Chuyển đổi (Conversion): Đo lường số lượng khách hàng tiềm năng đã thực hiện hành động mục tiêu, chẳng hạn như đăng ký, mua hàng, tải xuống, đăng ký dịch vụ, v.v.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Tính tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng thành công chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
  • Giá trị trung bình mỗi giao dịch (Average Transaction Value): Đo lường giá trị trung bình mà khách hàng mang lại cho mỗi giao dịch.
  • Tỉ lệ tạo lại giao dịch (Repeat Purchase Rate): Đo lường xác suất một khách hàng quay lại mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn lần thứ hai.
  • Định giá hành động (Cost per Action – CPA): Đánh giá tổng chi phí của chiến dịch Digital Marketing chia cho số lượng hành động đạt được (ví dụ: số lượng đăng ký, số lượng mua hàng).
  • Tỉ lệ hiệu quả chi tiêu (Return on Investment – ROI): Xác định tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được và số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch tiếp thị.
  • Phân tích từ khóa (Keyword Analysis): Đánh giá hiệu quả của từ khóa trong chiến dịch SEO và quảng cáo trực tuyến.
  • Phân tích tương tác mạng xã hội (Social Media Engagement Analysis): Đo lường tương tác của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như số lượt like, chia sẻ, bình luận, v.v.
  • Đánh giá chuyển đổi trang đích (Landing Page Conversion Analysis): Phân tích hiệu quả của trang đích (landing page) trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

Các công cụ và dịch vụ phân tích web như Google Analytics, các nền tảng quảng cáo trả tiền như Google Ads và các công cụ xã hội hóa cũng cung cấp các báo cáo và số liệu để giúp phân tích và đo lường hiệu quả các chiến dịch Digital Marketing. Bằng cách sử dụng các phương tiện này, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của các kênh tiếp thị, tối ưu hóa chiến lược và cải thiện kết quả tiếp thị trực tuyến.

5) Digital Marketing và xu hướng tương lai

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, Digital Marketing sẽ tiến hoá lên một tầm cao mới theo xu hướng của kỷ nguyên 5.0 và dưới đây là một trong những xu hướng có thể sẽ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực Marketing trong thời gian sắp tới.

Tăng cường trải nghiệm thực tế ảo và tăng cường (VR/AR): Công nghệ VR/AR đang được tích hợp vào các chiến dịch tiếp thị để cung cấp trải nghiệm tương tác và chân thực hơn cho khách hàng. Điều này có thể làm cho quảng cáo, thương mại điện tử, và các hoạt động tiếp thị trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn.

Sử dụng NFT (Non-Fungible Tokens) trong tiếp thị: Công nghệ blockchain và NFT đang được sử dụng để tạo ra các sản phẩm số hóa có giá trị riêng biệt, từ nội dung đến tài sản kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể tận dụng NFT để tạo ra nội dung tiếp thị độc đáo, tăng cường tương tác với khách hàng và khuyến khích tham gia cộng đồng.

Marketing Automation và AI: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống tự động hóa giúp các doanh nghiệp tự động hóa các hoạt động tiếp thị, từ việc phân tích dữ liệu đến tương tác với khách hàng. Marketing Automation giúp tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong các chiến dịch tiếp thị.

Tăng cường sử dụng nội dung tương tác và đa phương tiện: Việc sử dụng video trực tiếp (live streaming), video nội dung, và các hình thức tương tác đa phương tiện khác đang trở nên ngày càng phổ biến. Các nền tảng xã hội cũng đang tích hợp nhiều tính năng tương tác để tạo thêm sự gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tiếp thị ảo và thế giới số (Metaverse Marketing): Các doanh nghiệp có thể khai thác xu hướng tăng cường của thế giới số và tiếp thị ảo để tạo ra các trải nghiệm mới, xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng trong môi trường ảo.

Phát triển của Ephemeral Content: Nội dung có giới hạn thời gian, chẳng hạn như Stories trên Instagram và Snapchat, đang trở nên ngày càng phổ biến. Sử dụng ephemeral content giúp tạo cảm giác tương tác và kích thích sự tham gia của người dùng.

6) Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing online

Online Marketing (tiếp thị trực tuyến) và Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là 2 thuật ngữ mà nhiều bạn thường hiểu lầm rằng 2 khái niệm này giống nhau nhưng trên thực tế thì 2 khái niệm này có một chút sự khác biệt.

Digital Marketing (Tiếp thị số): Digital Marketing là thuật ngữ chung để chỉ tất cả các hoạt động tiếp thị được thực hiện thông qua các kênh trực tuyến và số hóa. Nó bao gồm tất cả các phương tiện tiếp thị kỹ thuật số, bao gồm Marketing Online, cũng như các phương tiện truyền thông số khác như tiếp thị qua email, tiếp thị truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, Games, Content, Video, Quảng cáo TV, Mobile Marketing, Digital OOH.

Marketing Online (Tiếp thị trực tuyến):  là một tập hợp các hoạt động con của Digital Marketing. Marketing Online bao gồm các hoạt động tiếp thị được thực hiện trên mạng internet. Nó tập trung vào việc sử dụng các kênh trực tuyến như trang web, quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo trả tiền trên mạng (PPC), email marketing và mạng xã hội. Vì vậy, Marketing Online là một phạm vi hẹp hơn, chỉ liên quan đến các hoạt động tiếp thị thực hiện trên internet và thuộc Digital Marketing.

error: