TRUYỀN THÔNG VIỆT GIỜ PHẢI ĐI CHẬM LẠI. VÀ ĐI SÂU VÀO.
Đã qua rồi thời người ta chạy đua chỉ số, ảo tưởng hiệu suất, ồ ạt content như thác đổ. Khi thị trường đang được “xanh hoá”, khi khách hàng đã quá mệt mỏi vì bị bủa vây bởi chiêu trò và hiệu ứng đám đông, thì truyền thông Việt không thể tiếp tục chạy theo “hơi thở ngắn”.
Thị trường vừa đi qua cơn sốt, và bây giờ là lúc doanh nghiệp và agency cùng ngồi lại, tỉnh thức và hỏi:
– Thương hiệu này sinh ra vì ai?
– Chúng ta có còn kể một câu chuyện đủ sâu để người Việt cảm thấy mình trong đó?
Truyền thông hôm nay phải là:
– Một chiến lược của sự tỉnh thức, không chỉ là cuộc săn đuổi KPI vô cảm.
– Một bản sắc có căn gốc, không phải template rập khuôn học từ nước ngoài.
– Một lời hứa văn hoá – được gửi đi từ trái tim người làm thương hiệu Việt cho chính khách hàng Việt.
Chúng ta đang sống trong giai đoạn “phục hồi niềm tin”.
Và khi niềm tin là thứ mong manh nhất, thì người làm truyền thông phải chính là người trồng lại sự tin tưởng.
Không thể bằng giật title, đốt ngân sách, hoặc mua lời khen.
Mà bằng sự hiểu biết người Việt, hiểu dòng chảy văn hoá, hiểu vận nước, hiểu người tiêu dùng đang cần một “nơi để bám vào” giữa biển nhiễu loạn thông tin.
TRUYỀN THÔNG PHẢI TRỞ LẠI LÀ CÁCH ĐỂ LÀM NGƯỜI.
Làm người nghĩa là:
– Tử tế trong insight.
– Chân thật trong storytelling.
– Vững vàng trong đối thoại.
Marketing không phải là trò chơi. Đó là nghệ thuật gieo hạt giống nhận thức, là một đạo hành giúp doanh nghiệp gieo điều thiện vào lòng người thông qua từng chữ viết, từng hình ảnh, từng video.
Vậy nên, nếu chúng ta đang làm nghề truyền thông – MKT hãy nhớ:
Chúng ta không chỉ cầm một chiếc máy ảnh hay viết một caption.
Chúng ta đang chạm vào trái tim người khác – thứ tinh vi, sâu sắc và dễ tổn thương nhất.
Và nếu là một CEO – hãy đặt câu hỏi không chỉ là “Chiến dịch này được bao nhiêu like?” mà là:
“Chiến dịch này có thật sự làm khách hàng tin tưởng mình không?”
Bây giờ là thời điểm:
– Làm lại thị trường truyền thông – bằng sự chân thật.
– Làm lại chiến lược thương hiệu – bằng giá trị bản địa.
– Và làm lại chính mình – bằng sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng Việt.
Truyền thông là đạo, là nghiệp, là nhân quả.
Gieo gì – gặt đó.
Truyền thông có tâm, thị trường mới bền.
Và thương hiệu mới sống được lâu dài.
