3 Tư Duy Cần Có Của Người Sáng Tạo Nội Dung – Content Creator

3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung – Content Creator: Tư duy sáng tạo, tư duy thuyết phục/phản biện và tư duy thực tế. Hãy cùng bắt đầu với Bộ Tam Tư Duy mà Nhung gọi là Kiềng ba chân, cân thế giới của bất kỳ Thánh Content nào.

Chúng ta đều nhất trí với nhau, mọi thứ phải bắt đầu từ tư duy. Vậy người làm sáng tạo tiếp thị nội dung cũng phải bắt đầu từ tư duy của một marketer, đúng hơn họ chính là một marketer thực thụ. Họ đang hiện thực hóa những chiến lược marketing thông qua các tác phẩm nội dung (bài viết, hình ảnh, video, âm nhạc, mùi hương…) mà họ đã dày công sáng tạo.

Vậy tư duy marketing là gì?

Tư duy là cách nghĩ để đưa giải pháp sẽ khác với giải pháp. Như vậy, tư duy marketing chính là cách suy nghĩ của marketer để tìm ra giải pháp cho các vấn đề liên quan tới công việc của họ. Chẳng hạn, thương hiệu gặp khủng hoảng truyền thông: Nếu cách nghĩ của thương hiệu là “Không có lửa sao có khói, có lẽ mình cũng sai và mình phải tập trung nhìn nhận lỗi sai của mình rồi kịp thời sửa chữa” thì giải pháp họ đưa ra là “Lên tiếng nhận lỗi – sửa sai kịp thời”.

Nếu cách nghĩ của họ là “Mình không thể để khách hàng nghĩ mình sai, mình phải chứng minh mình đúng!” nên giải pháp của họ là “Thanh minh, đưa bằng chứng thể hiện mình đúng, chiến đấu với dư luận và gỡ các thông tin tiêu cực”… Đó là lý do ta luôn nói, bạn là ai tuỳ vào cách bạn nghĩ, cách nghĩ của bạn cho thấy bản chất của bạn.

Nên, cách nghĩ để tìm ra giải pháp chính là tư duy. Tư duy của marketer dựa vào bản chất marketing. Marketing là gì và làm gì? Theo Philip Kotler, “Marketing là Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”.

Do đó, người làm marketing sẽ có cách suy nghĩ dựa trên 4 yếu tố:

  • Tạo ra giá trị
  • Truyền thông, phân phối
  • Thoả mãn vấn đề của khách hàng
  • Đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp

Và thế là, người sáng tạo trong tiếp thị nội dung cũng cần phải có cách nghĩ như vậy để họ có thể: tạo ra các tác phẩm có giá trị, biết cách phân phối – truyền thông tác phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thu về lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Mà một tác phẩm để có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng đòi hỏi phải có sự mới lạ, hấp dẫn và chạm được tới cảm xúc của họ. Người đọc, người xem không có nhu cầu xem và đọc những thứ nhạt nhòa, nhờ nhờ và chẳng liên quan tới họ. Đó chính là tính Sáng tạo của tác phẩm.

Sáng tạo thôi chưa đủ, nội dung còn phải nói đúng điều khách hàng quan tâm, nghĩa là tính Thuyết phục. Tuy nhiên, ngoài sáng tạo và thuyết phục nếu nội dung không phải những điều mà thương hiệu muốn khách hàng nhớ và doanh nghiệp có thể đáp ứng thì cũng chưa tròn trách nhiệm, tức phải có tính Thực tiễn, tính Khả thi.

Vậy, một tác phẩm cần đủ ba yếu tố: Sáng tạo, Thuyết phục và Thực tiễn/Khả thi. Điều đó đồng nghĩa, 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung – Content Creator:

  • Tư Duy Sáng Tạo Tổng hợp – Creative Thinking
  • Tư Duy Đánh giá, Phản biện – Critical Thinking
  • Tư Duy Thực tiễn, Hiện thực hóa – Actionable Thinking/ Practical Thinking

Bộ 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung này giống như một chiếc kiềng ba chân giúp cho bất cứ content creator nào vững vàng trên hành trình cống hiến cho cộng đồng và doanh nghiệp.

a. Tư duy sáng tạo tổng hợp – trong 3 tư duy làm Content Marketing

Đây là tư duy đầu tiên trong 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung – Content Creator

Sáng tạo tổng hợp ở đây có nghĩa là con người dùng những ngôn ngữ nào để biểu đạt (viết, nói, âm thanh, hình ảnh, mùi hương… hoặc tất cả) thì người sáng tạo nội dung phải có khả năng “biểu diễn” trên tất cả các dạng đó, không giới hạn ở một hình thức nào. Người A có thế mạnh về ngôn từ, người B thì nói giỏi, còn người thiết kế nội thất hay hình ảnh 2D có thể tạo ra các video hấp dẫn. Nhưng đối với một người sáng tạo content marketing thường sẽ có thể chơi với chữ, làm bạn với hình và khiêu vũ với âm thanh. Với bất cứ loại ngôn ngữ nào chúng ta cũng có thể làm mới trong cách tiếp cận và sử dụng.

Tư duy sáng tạo không nhất thiết đòi hỏi bạn phải đưa ra một sáng kiến, một phát minh độc đáo, khác biệt hoàn toàn mà có thể là trên nền của những gì quen thuộc, bạn có thể đưa ra một góc nhìn, quan điểm, cách tiếp cận… mới hơn. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những gì xã hội đang quan tâm để gán ghép với thương hiệu/sản phẩm của mình nếu điều đó không khiến khách hàng nghĩ sai về hình ảnh của bạn.

Thang đo Bloom

Sáng tạo là cấp độ cao nhất của nhận thức trong thang đo Bloom trên cả phê bình và đánh giá. Chúng ta dễ dàng thấy, ghi nhớ là cấp thấp nhất của tư duy, tức bạn nhận được thông điệp và nhớ được nó, gọi tên được nó dù có thể bạn chưa hiểu hết ý của nội dung. Chẳng hạn, bạn dặn con không được tự ý sang hàng xóm chơi khi không có mẹ đi cùng. Đứa bé có thể nhớ điều này nhưng nó không hiểu rằng mẹ lo chúng sẽ có nguy cơ gặp những chuyện không mong muốn.

Cấp độ thứ 2 ngoài ghi nhớ, chúng ta có thể hiểu được thông điệp để diễn tả, phân loại, suy luận, so sánh, tóm tắt và lấy được ví dụ minh hoạ. Cấp độ thứ 3 của tư duy là ngoài nhớ, hiểu, chúng ta còn có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. Thường ở cấp độ này các bạn một là kẹt luôn ở công thức – quy trình nếu áp dụng hiệu quả, hai là sau khi áp dụng rốt ráo các bạn sẽ bắt đầu nâng cấp lên cấp độ số 4.

Cấp độ 4 là chúng ta phân tích, so sánh với các phương pháp, cách thức khác để xem điều gì thật sự phù hợp, điều gì không, điều gì nên áp dụng, điều gì cần lược bỏ. Cấp độ 5 chúng ta đã có thể đánh giá, phê bình và đúc rút được kết luận trước những trải nghiệm có được qua thông điệp. Và cấp độ cuối cùng chính là khi chúng ta sáng tạo trên cái nền cũ, trên những trải nghiệm của các cấp độ trước đó, ta có thể làm mới sao cho việc tiếp cận trở nên ấn tượng – thu hút hơn.

Nhưng trong tư duy sáng tạo cũng có những “nấc thang” riêng. Nấc đầu tiên là chúng ta phát hiện ra mình nung nấu, mình có nhu cầu muốn làm mới, muốn thay đổi những phương thức hiện tại. Nếu ta chấp nhận sự nhàm chán thì tư duy sáng tạo chỉ dừng lại ở “sáng tạo ra lý do để áp dụng mãi mô thức cũ”. Nấc tiếp theo sau khi nhận ra mình có nhu cầu tạo ra cái mới là ta quyết định hành động, quyết tâm thay đổi cách tiếp cận cũ bằng một phương pháp độc đáo hơn.

Kế tiếp ta chuyển ngay sang nấc thứ 3 – “nảy nở”, đề xuất, phát khởi ra một hướng mới. Và nấc thứ 4 là ta có thể gọi tên – tạo ra các khái niệm mới (Thông tắc tia chữ, detox content, pháp môn điều trị content bị bệnh…). Tuy nhiên, năng lượng sáng tạo nên được duy trì và nuôi dưỡng mỗi ngày thông qua các hoạt động “kết nối” những thứ tưởng chừng chẳng liên quan gì tới nhau. Tư duy sáng tạo luôn “dị ứng” với lối tư duy dập khuôn, lười suy nghĩ và chấp nhận theo lối mòn.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để Kích hoạt và Duy trì được năng lượng sáng tạo liên tục?

Câu hỏi này Nhung đã dành riêng 1 video & bài viết để có thể chia sẻ với các bạn 2 loại phương pháp Sáng tạo mà Nhung hay áp dụng, mời bạn xem tại đây nhé: 2 phương pháp NUDE & MA MỊ kích hoạt sáng tạo

Content Marketing – 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung – Content Creator

b. Tư duy đánh giá – trong 3 tư duy làm Content Marketing

Đây là tư duy thứ 2 trong 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung. Chúng ta không nên nhầm lẫn đánh giá – phản biện với tranh luận và chỉ trích. Nếu như đánh giá – phản biện mang tính xây dựng vì chúng ta thì tranh luận và chỉ trích mang tính công phá, huỷ diệt vì cái tôi.

Nhưng để có khả năng đánh giá tốt đòi hỏi bạn phải lập luận tốt. Muốn lập luận tốt bạn cần có suy luận nguyên nhân – hệ quả tốt tức tư duy logic chặt. Muốn logic chặt bạn cần phải biết Đúng – Sai. Muốn phân biệt Đúng – Sai lại cần chúng ta có góc nhìn rộng, không phiến diện. Muốn đa diện lại đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng vững chắc, trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm dày.

Và đặc biệt, phản biện không phải là chúng ta nghĩ nhiều mà là nghĩ hiệu quả hơn. Để luyện tư duy phản biện hiệu quả đồng nghĩa phải kích hoạt tư duy của não trái. Có 3 yếu tố giúp não trái hoạt động tốt hơn:

– Chánh kiến: Có kiến thức đúng: Bạn phải luôn xét lại kiến thức mình tiếp nhận, kiểm tra lại toàn bộ các nhận định, định kiến nơi mình – không tin ngay các kiến thức nơi mình. Tìm cách lật lại để đào sâu xem có đang chủ quan không?

Ví dụ, tôi biết thông tin – Ăn chay là tốt. Nhưng tôi không vội tin, hãy lật lại vấn đề. Tại sao ăn chay tốt? Ăn chay tốt sao khoa học vẫn khuyên ăn động vật?… Sau khi tìm hiểu sâu tôi biết được ăn chay phải cân bằng âm dương mới tốt. Ăn chay mất cân bằng âm dương thì vẫn bệnh tật như thường, có chăng là giảm hơn ăn mặn.

– Chánh tư duy: Có cách nghĩ đúng: Không chấp nhận ngay bất cứ thông tin nào bên ngoài, không tin hoàn toàn bất cứ ai khi vừa tiếp cận. Xem xét lại các thông tin từ nhiều nguồn khác. Kiểm tra lại cách lập luận của người khác và chính mình.

Ví dụ, khi tôi vừa biết Lan là nhà chữa lành bằng thực dưỡng – ăn chay cân bằng âm dương. Tôi chưa hoàn toàn tin hết những gì Lan chia sẻ mà tôi check thông tin sâu hơn từ những vị nổi tiếng hơn Lan, từ các bệnh nhân đã khỏi nơi Lan và tôi thử trải nghiệm 49 ngày ăn số 7 dưới sự giám sát, coach của Lan, tôi quan sát cơ thể mình mỗi giây phút. Sau khi ăn đúng và nghe Pháp của các bậc Chân Nhân thì các bệnh trên thân tôi đã biến mất: Bệnh lạnh chân tay mùa đông – nóng mùa hè hết, bệnh viêm xoang hết, bệnh dạ dày hết…

Học Vi Diệu Pháp cùng sư Sán Nhiên (youtube), sư Bửu Chánh tôi càng rõ biết các vấn đề nơi thân – tâm nên tin tưởng cách của Lan hoàn toàn tới giờ phút này.

Chánh ngữ: Dùng ngôn ngữ đúng đắn: Sự thật nếu nói không đúng lúc, đúng người, đúng nơi cũng không phải là tốt. Xem xét cách dùng từ ngữ – ngôn ngữ đã đúng người, đúng hoàn cảnh và đúng lúc không? Phản biện là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất, không phải để thắng – thua.

Ví dụ, tôi search được rất nhiều thông tin từ những người chưa bao giờ trải nghiệm thực dưỡng, họ có rất nhiều luận điểm chủ quan, thậm chí có những vị bác sĩ nổi tiếng… Họ chỉ thấy những người ăn sai – nhận quả đắng thì kết luận ăn thực dưỡng không tốt. Họ chưa bao giờ gặp những bệnh nhân bệnh viện trả về lo hậu sự nhưng nhờ thực dưỡng đã khoẻ như voi… Nhờ Lan và pháp chánh ngữ cho tôi thấy không cần giải thích với những người không đủ duyên. Việc tranh cãi qua lại sẽ không giúp ích gì vì không đúng người, không đúng lúc, không đúng hoàn cảnh…

Có vài vị sau khi gặp vài biến cố, tự động tìm tới và lúc đó tôi chia sẻ họ sẽ thấy giá trị hơn rất nhiều. Tất nhiên, để kích hoạt tư duy phản biện, đòi hỏi chúng ta phải luyện não hàng ngày giống như tập gym vậy. Ta cũng cần biết mình đang ở giai đoạn nào, thực hành tập luyện đều đặn với một tâm thế – đào sâu và khách quan nhất có thể.

Với kinh nghiệm của mình, ngoài hiểu nguyên lý 3 yếu tố trên, tôi thường khuyên các học viên của mình thực hành các bước sau cho não trái:
  • Kiểm tra thông tin xác thực rồi mới chấp nhận (tránh tiếp nhận thông tin vội vàng gây nhiều hệ luỵ về sau) bằng cách, thu thập đủ luận chứng, luận cứ và luận điểm để đưa ra kết luận “tâm phục, khẩu phục”.
  • Tượng tượng các khả năng có thể xảy ra cho những tình huống cùng các nhánh phát sinh của nó để chuẩn bị “ đi nhiều nước cờ” phù hợp.
  • Đọc các tác phẩm kinh điển: Tam quốc diễn nghĩa, Triết học Phương Đông – Tây, Đạo Đức Kinh, Tam Tạng Kinh…
  • Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu động cơ, nguyện vọng và lo lắng của họ.
  • Thử đặt mình vào các “phốt” không đáng có và các tình huống khó xử để đưa các giải pháp.
  • Tập thể dục để có sức khỏe thể chất và tinh thần minh mẫn.
  • Ăn thức ăn đúng với loài người: Cốc loại để tăng trí phán đoán tối cao.

Albert Einstein từng có câu nói rất nổi tiếng về 2 bán cầu não như sau: “Tư duy trực giác giống như một món quà thiêng và tư duy lý chí là người đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh người đầy tớ và lãng quên mất món quà”.

Bạn thử tưởng tượng một người mà cả 2 bán cầu não đều phát triển mạnh thì họ có sức mạnh tới nhường nào? Khi đó, thành công và sự nghiệp tự chạy theo họ bởi họ còn mải miết sáng tạo, đánh giá và chọn lọc những tinh tuý.

c. Tư duy thực tế – trong 3 tư duy làm Content Marketing

Cuối cùng tư duy thứ 3 trong 3 tư duy cần có của người sáng tạo nội dung – Content Creator: Tư duy thực tế. Thực dụng bao giờ cũng hiệu quả hơn sáng tạo viển vông không phù hợp với giá trị của thương hiệu về tính năng (function), cảm xúc (emotion), lý tưởng thương hiệu (ideal) hay ngân sách (budget) và nhân lực… doanh nghiệp. Nhưng thực dụng tới mức “xôi thịt”, chỉ chăm chăm bán hàng mà quên đi những khao khát sâu thẳm, tâm lý hay động lực mua hàng của khách hàng mục tiêu thì thật tai hại.

Cái khó của người làm sáng tạo nội dung là làm sao cho cân bằng giữa sáng tạo và thực tế. Người nghĩ và vẽ kế hoạch, ý tưởng thì dễ còn người triển khai, thực hành mới là người luôn thấy khó ở. Tư duy thực tế sẽ giúp cho người sáng tạo không bị bay xa quá, bay đi mất luôn hoặc ảo tưởng xa xôi, nó giống như đường ray để dù có “no gió” thì những “cánh diều ý tưởng” vẫn hạ cánh an toàn chứ không đứt “dây dù” để mịt mù trong đêm.

Muốn có tư duy thực tế, đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu rõ nội và ngoại lực của doanh nghiệp, hiểu văn hoá, giá trị cốt lõi mà họ đang theo đuổi và xây dựng, những lý tưởng, sứ mệnh họ đang vươn tới… để đề xuất ý tưởng và nội dung cho phù hợp.

Với 3 tư duy cần có của Content Creator: Sáng tạo, Phản biện và Thực tế, bạn tuy bé nhỏ nhưng có thể cân cả “thế giới client lẫn agency” hoặc làm “chị đại” trong làng Content Marketing rồi đấy!

Đây là chuỗi video Content Chất – Phất đời Sen từ Tư Duy đến Thực Hành chi tiết từng dạng nội dung dành cho những bạn muốn trở thành nhà sáng tạo nội dung có thu nhập đáng mơ ước.

error: