Xây dựng thương hiệu không chỉ là tạo ra một logo đẹp hay một slogan ấn tượng. Đó là cả một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 4 yếu tố quan trọng để xây dựng một thương hiệu bền vững, từ việc xác định giá trị cốt lõi đến việc xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.
Thịt lợn, gà ngày xưa ngon hơn vì một năm mới xuất chuồng còn ngày nay chỉ 2 – 3 tháng đã lên lò mổ.
Gạo nơi nào trồng lâu hơn sẽ đậm vị và thơm ngon hơn.
Và con người cũng vậy, quan sát, tiếp thu, áp dụng, nghiền ngẫm, trải nghiệm, đúc kết càng sâu thì càng “chất”.
Chia sẻ và cho đi không xấu nhưng giá trị do chính bản thân chắt lọc thì ít mà phông bạt, tự cao và dạy đời thì nhiều, chắc chắn đời sẽ giúp bạn trở về điểm cân bằng.
Bạn có 4 là nổ một thì có thể bạn sẽ được ghi nhận và yêu thương.
Có một mà nổ 4 tự nhiên bạn cho phép mình được trải nghiệm việc đời dạy là như thế nào.
Thế nên, trong lớp Brand Strategy và Personal Branding mình luôn nhắc về 4 lực để tạo nên một thương hiệu bền vững:
- Nội lực: Thật vững vàng, nắm chắc cả nền tảng lẫn tac tic, bản chất thuật ngữ và có nhiều trải nghiệm sống. Tìm ra triết lý sống thật sự và các giá trị cốt lõi của mình. Trả lời được câu hỏi mình là ai? Mình có giá trị gì? Mình phụng sự nhóm nào? Mình có kiến thức, kinh nghiệm, tài năng và thành tựu trong mảng nào? Thế mạnh, điểm yếu… và từ đó vun bồi cho phù hợp. Tìm thầy, bạn, sách đúng giá trị đó.
- Ngoại lực: Các trợ duyên và nguồn lực bên ngoài có thể là đòn bẩy giúp mình đi xa. Nhưng mình toả sáng hay xẹt luôn cũng từ việc sử dụng ngoại lực ra sao.
- Hợp lực: sự kết hợp hai lực trên sẽ thành một hợp lực nhưng phải nhất quán nếu không sẽ chênh vênh và khó nhận diện lắm thay.
- Toả lực: Khi có hợp lực thì một toả lực sẽ diễn ra. Giống như rót đầy chén trà nó sẽ trào ra ngoài một cách tự nhiên và bên vững. Đừng nghĩ marketing là make up hay phông bạt. Marketing đơn giản là giao tiếp hiệu quả. Sống thật và cho người khác thấy đúng như thật giá trị của mình. Bạn làm nhiều năm chưa chắc đã hiểu bản chất như người vừa mới nếu nắm được cốt lõi một cách đơn giản rất đời.
Do đó, khi nội lực chưa đủ chống đỡ, đừng vội vã dạy đời, nếu không đời dạy sẽ dạy ta một bài học để đời. Nhưng nếu bạn là người thích trưởng thành theo cách này thì đó là lựa chọn của bạn. Cơ mà quan trọng là ngộ ra (nhờ quan sát, phân tích, đúc kết) nếu không vẫn cứ gợi đòn như thường. Bạn nghiện đòn thì xin chúc mừng bạn, bạn đã và sẽ được mãn nguyện. Cho tới khi bạn hiểu ra rằng, đời dạy mình nhiều hơn những gì mình dạy đời mới là lúc bạn biết đời đã sẵn sàng cho bạn dạy.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu đời dạy em 5 em chỉ xài một để dạy lại đời, 4 cái em cất cho riêng mình. Bảo toàn năng lượng hay còn gọi là khiêm nhường vẫn lợi lạc hơn nhiều.
Thế cho nên…
Muốn ta dạy đời hãy để đời dạy ta nhiều hơn.
Xem thêm: