Làm Thế Nào Để Kích Hoạt Và Duy Trì Được Năng Lượng Sáng Tạo Liên Tục

Trên thực tế, bản chất cuộc sống này vốn đã là sáng tạo. Sáng tạo là sự kết hợp của những thứ khác nhau, chẳng liên quan để tạo ra một thứ mới (hình thức hoặc nội dung, hay cả hai). Việc con người được sinh ra cũng là sự kết hợp giữa hai cá thể bố và mẹ chẳng có quan hệ gì với nhau trước đó. Những bản nhạc là sự kết hợp của những nốt nhạc khác nhau, những bức tranh là sự kết hợp của những màu sắc khác nhau, những phát minh khoa học, y học, toán học, đồ dùng mỗi ngày… đều từ những nền tảng cũ. 

Ví như vỏ chai Coca-Cola cũng là sự kết hợp của chai thuỷ tinh, nắp nhôm và dòng chữ được vẽ màu đỏ in trên tem nhãn dán bao quanh chai. Bàn chải đánh răng Colgate là sự kết hợp của lông chải với cây nhựa được in tên nhãn với nhiều màu sắc khác nhau…

COCA COLA COMPANY Coca Cola Sugar Free Glass Bottle 200 ml

Nghĩa là nếu quan sát kỹ, phần lớn đồ dùng đang phục vụ chúng ta mỗi ngày đều xuất phát từ óc sáng tạo của con người. Ấy vậy mà chúng ta mới đang chỉ sử dụng được 2 – 10% bộ não của mình thôi. Giả sử chúng ta dùng hết công suất của não bộ thì sao? Bạn thử tưởng tượng xem con người sẽ sống trong thế giới như thế nào? Lý do bộ não của chúng ta chưa hoạt động hết là bởi sự sáng tạo bị thui chột do Ý thức xã hội, do nền giáo dục chưa chú trọng lại nặng thành tích, quen với việc áp đặt và rập khuôn mô thức cũ. Điều này vô tình đã cắt mất đôi cánh tự do đầy sáng tạo của mỗi người.

Theo các nhà khoa học

Theo các nhà khoa học, sáng tạo là sản phẩm của bán cầu não phải. Người có não phải phát triển là những người có khuynh hướng thiên về trực giác và giàu trí tưởng tượng; Họ có cái nhìn tổng thể, thích thú với các mẫu vẽ, hình dạng, kích thước… và thường thiên về nghệ thuật như ca hát, hội họa, văn chương, điêu khắc…; Họ suy nghĩ theo kiểu phân kỳ rất sáng tạo, bỏ ngoài tai những quy luật; Họ có tính cách nghệ sĩ, khuynh hướng yêu nghệ thuật và muốn tự do bày tỏ cảm xúc bản thân…

Bản chất của sáng tạo là kết nối mọi thứ lại với nhau để tìm ra một thứ mới, thứ mới đây có thể là giải pháp mới, sản phẩm/dịch vụ, tác phẩm mới, cách nghĩ (tư duy) mới… 

Vậy, để kết nối phải có thứ dùng cho việt kết nối hay còn gọi là Chất liệu.

Nguyên lý sẽ là: 

Từ chất liệu (cũ) => Kết nối => Thứ mới được sinh ra giá trị hơn

Vậy Quy trình có thể áp dụng: 

  • (1) Thu thập chất liệu
  • (2) Phân tích đánh giá
  • (3) Ấp ủ
  • (4) Lóe lên ý tưởng

Nếu bước (1) và (2) là công việc của Não trái (đọc nhiều, nghiên cứu nhiều: Brainstorming, DOIT, 6 Hats…) thì (3) và (4) lại là lúc Não phải phát huy lợi thế – nghỉ ngơi, relax, quên hết tất cả đi và ngồi đợi idea tìm tới. 

Trong các lớp học Content Marketing của Nhung Cote, phần Kích hoạt năng lượng sáng tạo được chỉ dẫn rất chi tiết, bạn sẽ được giao cho tối thiểu hai đồ vật (có thể lên tới 5,6) không liên quan (ví dụ: Giấy khai sinh, Thành lập công ty, Brief…) việc của bạn là kể một câu chuyện để kết nối chúng lại với một thông điệp rõ ràng. 

Bài tập của bạn thường là: 

  • Bạn hãy lôi bất cứ hình ảnh nào có sẵn trong đầu bạn ra.
  • Thử ghép chúng lại với nhau.
  • Tưởng tượng một câu chuyện quanh chúng với thông điệp nào đó.

Ex: Khai sinh, mối tình tay ba, thương hiệu, sáng tạo nội dung, giới thiệu các thành phần – nhân vật trong cty, lì xì…

Bạn có thể tham khảo bài viết sau để hình dung cách kết nối: 

Cuối cùng thì anh cũng chịu Khai sinh cho đứa con của chúng tôi!

Tôi đã từng gay gắt với anh, thậm chí cho rằng anh ích kỷ, không tôn trọng và thương yêu gì mẹ con tôi. Mấy lần tôi có ý định ôm con biến khỏi cuộc đời anh, không dính líu gì nhau để anh phải cắn dứt, hối hận. Tôi biết anh trọng tình nghĩa. Chẳng thể ung dung sống mà không biết mẹ con tôi sinh tử thế nào. Anh nói cho anh thêm chút thời gian để anh chuẩn bị tinh thần. Giờ chưa phải lúc công khai việc này!

Tôi cũng như bao bà mẹ khác, nhìn con đang dần lớn lên từng ngày bụ bẫm, kháu khỉnh nhưng không được bố nó tự hào, khoe khoang, tôi lại tủi thân và không ngừng trách móc. 

“Tại sao anh không cho con một danh phận? Anh sợ à? Tại sao thằng anh trai nó thì được anh đi đâu cũng kể lể, tại sao anh không đặt mình vào em và con? Em sốt ruột như nào anh biết ko? Con anh nó đang lớn rồi đấy, nó cần được đường đường chính chính đi cạnh bố nó chứ! Hay anh chia tài sản đi! Em mang con tới nơi khác sống. Khỏi phiền anh!”

“Em bình tĩnh nào! Sắp rồi!. Để anh nhờ thầy Chiêm tinh NQD coi ngày đẹp đã em nhé!” 

Và tôi đã bật khóc khi món quà sinh nhật tôi chính là Ngày Con Tôi Được Khai Sinh! 

Cháu tên là Nguyễn Phạm Hoàng CreativeQ!

Thật vui vì con tôi may mắn có rất nhiều Bố đỡ đầu, ông nào đầu cũng có sỏi, may mà thận không có. 

Mỗi ông bố giỏi một loại “binh pháp”  

Ông thì thao lược cầm quân – bày binh bố trận, cứ trận nào tưởng thua thì lại thắng, không có ngược lại. @M.X.Đạt

Ông thì Sáng tạo đỉnh cao, kịch bản cao trào ai cũng ước ao. T.H Tấn

Ông lại kinh bang tế thế khắp nơi oai hùng. Đ.T.Linh

Ông tài nhạc hoạ, thi ca, có danh “Nhạc trưởng” Nội Dung Xuất Thần. H.Quân

Mẹ nó thì không có gì ngoài 4 ông bố vĩ đại và đứa con thông minh, sáng dạ – CreativeQ. 

Gia đình chúng tôi dựng một căn nhà nhỏ trên mảnh đất nghìn năm văn hiến. Chúng tôi đặt tên cho tổ ấm của mình là Nhà Nội Dung Thực Chiến. Ở đó, chúng tôi chung sống hạnh phúc với nhau cùng rất nhiều cộng sự siêu đáng yêu và tài năng khác. 

Nếu ai đó yêu thương muốn lì xì vài chiếc brief cho con gái CreativeQ của chúng tôi nhân dịp được bố đẻ nó làm Giấy Khai sinh thì gửi về hòm thư của mẹ cháu:

nhung.nguyen@creativeq.vn 

Cả nhà cháu sẽ cùng nhau hợp lực phục vụ cô, dì, chú, bác rất ân cần và thấu đáo! 

Love all. 

Tuyết Nhung

Creative Director – CreativeQ 

#CreativeQ_ContentHouse

#NhàNộiDungThựcChiến

Bài viết nhân dịp ra mắt Nhà sáng Nội dung Thực Chiến CreativeQ

Theo các nhà năng lượng

Còn các nhà năng lượng học thì cho rằng sáng tạo là năng lượng tần số cao, là sản phẩm của tiềm thức. 

Nhiệm vụ của tiềm thức là đồng ý và cho thêm nữa với mỗi quyết định có trong ý thức. Tiềm thức kết nối được với nguồn dữ liệu lớn trong vũ trụ. Do đó, mọi kết quả ta đạt được đều nhờ sự hoạt động của tiềm thức (90%) và ý thức ra quyết định (10%). Nhiệm vụ của ý thức là ra quyết định đúng, nói rõ được ước muốn của mình thì tiềm thức sẽ tìm cách vận hành mọi thứ để đáp ứng – thực thi mọi mong muốn đó. 

Không chỉ các nhà năng lượng học mà những nhà văn, thi hào lớn cũng đã từng khẳng định như vậy. Hãy nghe thi sĩ Anh – William Blake kể: “Tôi viết bài thơ này mà không hề suy nghĩ trước, như bất đắc dĩ!”.

Van Gogh cũng ghi: “Đôi lúc tôi thấy vô cùng sáng suốt trước cảnh tượng của tạo hoá trong vinh quang tột độ. Những ngày ấy, tôi gần như không ý thức về mình, và các bức tranh của tôi đã đến như trong mộng”.

Rồi họ cho rằng, giai đoạn cốt yếu nhất của sáng tạo chính là sự cấu thành của các “mầm ban đầu”. Sáng tạo là tập hợp các yếu tố rời rạc thành một đơn vị mới, tạo trật tự từ cái hỗn độn, tạo hình tướng từ cái vô hình tướng. 

Từ đó, nguyên lý sẽ là: 

  • Gieo mầm
  • Lưu vào Hộp ký ức, trộn lẫn
  • Kết nối và tưởng tượng
  • Nghe trực giác mách bảo

Vậy Quy trình có thể áp dụng:

  • (1) Dọn dẹp – thanh lọc tâm trí để gieo mầm
  • (2) Hộp ký ức kỳ diệu
  • (3) Trộn lẫn
  • (4) Đón nhận trong tâm thế tĩnh lặng

Cũng có thể hiểu rằng, để sáng tạo diễn ra tốt nhất thì bước (1) chúng ta cần chuyển hoá năng lượng tiêu cực thành tích cực (dọn cỏ tâm trí), giống như muốn đổ nước mới vào cốc ta phải rót hết nước cũ ra, muốn trồng cây mới ta phải dọn cỏ. Sau đó bước (2) nạp chất liệu, thông tin và mix chúng lại ở bước (3). Còn bước (4), vì đã làm tốt 3 bước trên nên kết quả sẽ đến theo đúng quy luật và chúng ta chỉ việc đón nhận một cách trọn vẹn trong tĩnh lặng, trải nghiệm trạng thái xuất thần của mình đầy trân trọng. 

Như vậy, mặc dù từ ngữ có thể khác nhau nhưng cả nhà khoa học lẫn năng lượng học đã gặp nhau khi cho rằng người có trực giác tốt, trí tưởng tượng phong phú thì thiên hướng sáng tạo tốt hơn những người quá lý trí và nhiều suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt, quy trình 4 bước đều chung quan điểm chuẩn bị dữ liệu, chất liệu là tối quan trọng, sau đó thực hiện bước kết nối, ấp ủ và chờ ý tưởng tự tìm đến. 

Để học viên của mình có thể nhớ dễ dàng, tôi đã áp dụng đúng quy trình trên để sáng tạo nên Pháp Môn MaMig (đọc là Ma Mị) và Pháp Môn Trần Trụi – NUDE giúp các bạn dễ dàng kích hoạt năng lượng sáng tạo vốn có của mình. 

  • MAMIG = Material (Thu thập chất liệu)
  • Anatomize (Phân tích, đánh giá)
  • Meditation (Ấp ủ, nghỉ ngơi, thiền tập)
  • Intuition (Trực giác lên tiếng)
  • Generation (Lóe lên ý tưởng) 

Hoặc đơn giản bạn chỉ cần nhớ tới NUDE:

  • NUDE = Nutrition (Kho dinh dưỡng)
  • Unyoke (Ủ chất liệu, lên men, Thiền)
  • Derive (Ý tưởng nảy mầm)
  • Election (Tuyển chọn) 

Ngoài ra, tôi cũng chia sẻ với các học viên của mình cách tạo kho sáng tạo/Hộp ký ức: 

  • Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, gom ngôn ngữ – ngôn từ, gom ý tưởng, phương pháp, gom kiến thức…
  • Brainstorming: Hội ý nhiều người 
  • DOIT: Đưa vấn đề – Phân tích tình hình – Đề xuất giải pháp – Chuyển đổi 
  • Đảo lộn vấn đề – giải pháp

Việc rèn não, luyện sáng tạo cũng giống như luyện cơ bắp, do đó, càng tập luyện đều đặn, liên tục thì việc của bạn là ngồi tuyển chọn ý tưởng và thu xếp thời gian để viết, vẽ, kể và dựng ra mà thôi.

error: