Khám phá sức mạnh của “idea” trong việc truyền thông hiệu quả
- “Linh đan dẹp tan kẻ huỷ diệt thầm lặng” thay vì nói “sp TPCN của XXX có tác dụng hỗ trợ điều trị các b.ệ.n.h gan nhiễm mỡ;
- “Con mắt gia đình” thay vì nói camera của YYY có thể giúp bạn giám sát ông bà già và trẻ nhỏ từ xa… gọi luôn anh bán hàng là – Thắng Mắt Thần cho dễ nhận diện”;
- “Chiếc mũi gia đình” thay vì máy lọc không khí của ZZZ có khả năng hút mùi, khử khuẩn, hít sạch bụi bặm và trả lại cho gia đình luồng không khí trong lành, thơm mát…”;
- “Em hồng cho chồng thêm phiêu” thay vì nói sp dung dịch VSPN của XYZ có chứa thành phần acb giúp vùng kín bớt thâm sạm và hồng hào hơn.
- “Nữ hoàng bao cao su” thay vì nói sản phẩm của chúng tôi giúp bạn sung sướng làm chủ cuộc yêu và thăng hoa tột cùng, được phụng vụ tận răng…
- …
Phía trên là những ví dụ về cái B để thay mặt cho cái A, truyền tải cái A.
Cái A ở đây là Message – điều mình muốn truyền tải, muốn ghim, muốn cấy vào suy nghĩ của đối tượng tiếp nhận. Nhưng thường ghim thẳng vào kiểu nói thẳng trắng trợn, nói toẹt ra… thì đôi khi khó tiếp nhận hoặc gây đề phòng. Con người luôn có xu hướng muốn tự khám phá, tự nhận ra thay vì bị người khác khiến mình nghĩ thế.
Vì vậy, ta cần một cái B nào đó để khiến người tiếp nhận dễ dàng link tới cái A, để họ được thấy bản thân mình đang ngộ ra chứ không phải bị ép kết luận thế.
Vẫn là cái tôi, một cái tôi muốn làm chủ thế giới. Thế nên, nếu bạn có gào lên rằng TÔI LÀ NGƯỜI TỐT, TÔI YÊU BẠN… chưa ai tin bạn cả, có khi họ còn nghĩ ngược lại cơ.
Do đó, thay vì nói tôi là người tốt – hay để cho họ tự suy ra, tự nghĩ bạn là người tốt thông qua một số các quan điểm bạn chia sẻ, các hành động bạn làm như bạn hiến tặng những giá trị bạn thực có cho những đối tượng đang cần điều đó… (từ thiện chỉ là một dạng của cách làm này).
Hoặc thay vì nói anh yêu em ngay từ những lần tiếp cận đầu tiên, thì bạn hãy bật đèn xanh, hãy quan tâm, hãy tặng quà, hãy hỏi han, hãy nhìn bằng ánh mắt say đắm nhưng có chút ngại ngùng (ko nhìn chằm chằm hoặc bad boy nha)… để cô ta tự cho rằng bạn thích, bạn yêu… đến lúc đỉnh điểm thì lời đính hôn của bạn sẽ là thứ cô ta đang chờ đợi.
Ngày xưa các cụ tán tỉnh hỏi han nhau cũng rất tế nhị, các cụ không nói toẹt như các cháu ngày nay: “Làm vợ anh nhé! em có người yêu chưa?”. Với thông điệp đó, các cụ dùng các idea cực chất rất dễ hiểu: “Bây giờ mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Lấy mận và đào, lấy vườn hồng… mà ai cũng hiểu ra rằng ấy là cái gì…
Thông điệp thường là những thông tin khá thô và đôi khi cũ kỹ, nhưng idea thì luôn phải độc đáo và mới mẻ. Năm nào cũng vẫn một thông điệp nhưng nhiều cách truyền tải khác nhau nó mới thú vị và khiến người ta chú ý, phải không nào?
Một người làm chiến lược marketing thiên về sáng tạo như Nhung thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm ra các metaphor – các hình tượng có tính ẩn dụ để khi nói ra, cơ số đám đông hiểu mình muốn chỉ điểm tới cái gì.
Các metaphor kinh điển thường là các nhân vật – hình mẫu đại diện cho những phẩm chất, cá tính rất rõ nét. Trong những câu chuyện cổ tích, những danh nhân có thực, các nhân vật ở các bộ phim nổi tiếng…
Ngoài ra, có thể là những ví von, sự vật, tình huống dễ liên tưởng tới điều chúng ta muốn nói.
Người nói đúng được điều mình muốn nói (thông điệp) đã tuyệt rồi vì có nhiều người nói một đằng, nghĩ một nẻo khiến cuộc đối thoại không như ý.
Người nói được điều mình muốn nói một cách hài hước, khéo léo thì vô cùng tuyệt vời, cuộc đối thoại sẽ rất ấn tượng, khó phai.
Người vừa nói được điều mình muốn nói, vừa hài hước nhưng rất sâu sắc, giúp đối tượng tiếp nhận nâng tầm suy nghĩ, nhận ra những sự thật và khiến cảm xúc họ tích cực hơn thì từ tuyệt vời không đủ để nói về họ.
Người như vậy thường không nổi tiếng như Ý Nhi vì họ không thích đi thi Hoa Hậu.