Case Study Skinbibi: “Khi Ý Tưởng Đắt Giá Góp Phần Làm Nên Thành Công”

  “Người mẹ mang tên Bà ngoại” là dự án của Skinbibi vào năm 2020 Nhung đã hợp tác với vai trò tư vấn Big Idea và kịch bản. Nhận thấy đây là  insight của khách hàng cũng là insight và câu chuyện của chính bản thân mình, Nhung cũng đánh giá được đây là góc tiếp cận khá mới, chưa có nhãn hàng nào khai thác, nếu tập trung, chắc chắn nhãn hàng sẽ tiên phong khai thác angle này.

1. Giới thiệu qua Skinbibi

SKINBIBI thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, là thương hiệu dược mỹ phẩm trong lĩnh vực chăm sóc làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đơn vị này đã gắn bó cùng các bà mẹ bỉm sữa trong 17 năm (từ năm 2006) và nhận được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam trên khắp cả nước.

2. Brief

Nhãn hàng muốn tăng nhận biết thương hiệu Skinbibi bằng việc sản xuất một viral video cho sản phẩm kem bôi da trẻ sơ sinh với đặc tính an toàn từ thiên nhiên, sản phẩm đã có thời gian dài trên thị trường, dành cho đối tượng bình dân.

Trong dự án lần này, Nhung có vai trò tư vấn idea và kịch bản cho video nhãn hàng (Khi các bạn tiến hành sản xuất có bổ sung thêm thoại và treatment có khác kịch bản gốc của Nhung đôi chút, cốt truyện và mạch giữ nguyên)

3. Insight

Sau khi phân tích thị trường, đối tượng khách hàng, insight khách hàng cùng thực trạng của thương hiệu, Nhung quyết định sử dụng insight:

“Có một NGƯỜI MẸ mang tên BÀ NGOẠI luôn âm thầm hy sinh dù có thể luôn xích mích với cô con gái nhưng ai cũng biết VỀ BÀ NGOẠI là về chốn nương náu AN TOÀN nhất!“

4. Message

Thông qua video doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp tới khách hàng : “Skinbibi là sản phẩm kem bôi da dành cho trẻ sơ sinh với đặc tính an toàn từ thiên nhiên, đã được tin dùng trong thời gian dài Và mẹ trẻ kế thừa kinh nghiệm của Bà Ngoại là hoàn toàn hợp lý, sản phẩm Skinbibi là sản phẩm bà đã chọn thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.”

5. Idea

Cái hay của idea “Người mẹ mang tên Bà ngoại” là CHƯA THẤY CAMPAIGN nổi bật của nhãn hàng nào nhắc tới câu chuyện BÀ NGOẠI. Với cùng nhóm Target Audience này, mọi người thường nói nhiều về câu chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu, Cãi vã giữa cặp vợ chồng trẻ, trầm cảm sau sinh vv… nên Nhung không muốn đi vào lối mòn. 

Thêm nữa, nhãn hàng muốn nói tới sự kế thừa – lâu đời của sản phẩm, nên việc mẹ trẻ kế thừa kinh nghiệm của Bà Ngoại là hoàn toàn hợp lý. 

Đặc biệt, người mẹ trẻ khi trao con cho bà ngoại luôn cảm thấy AN TOÀN, yên tâm nhất. Dù con gái khi sống với mẹ đẻ thường hay có xích mích, mâu thuẫn. Nhiều khi cãi vã, giận hờn mẹ nhưng những lúc hoạn nạn, nguy an chỉ có về bên mẹ là bình yên.

Sinh con ra mới thấu cảm và mọi thứ xoay quanh đứa trẻ thì mẹ chỉ cảm thấy con được an toàn khi có tầm mắt – sự chăm sóc, ân cần và đầy kinh nghiệm của bà ngoại. Người con gái thường chỉ thoải mái khi phụ thuộc vào mẹ đẻ. Giả dụ, đi đâu chơi mà gửi con bà ngoại mình còn thoải mái đi tẹt, có muộn tý cũng không ngại. Nhưng với bà nội thì khác, ra ngoài chỉ muốn mau mau chóng chóng về vì sợ bà…la.

Và lời yêu thương, tri ân dành cho bà ngoại, mẹ có thể không bật được thành tiếng nhưng trong sâu thẳm mẹ biết: VỀ BÀ NGOẠI LÀ VỀ CHỐN NƯƠNG NÁU AN TOÀN

Trình bày idea xong, nhãn hàng gật đầu cái rụp. Giờ chỉ cần triển khai thôi.

6. On Air Video và Kết quả đã đạt được

Video được đăng vào tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày, video đã đạt triệu view trên một kênh của một nền tảng. Hiện tính trên nhiều kênh mạng xã hội  đạt được những con số đáng nể: :

(Những con số thống kê trên được cập nhập đến tháng 07/2023)

Cùng các fanpage khác, khi chia sẻ video “Người mẹ mang tên Bà ngoại” của Skinbibi đã nhận được nhiều tương tác, comment thể hiện sự đồng cảm, hầu hết những người xem xong đều thấy câu chuyện của mình ở đó. Sau cùng, video này còn mang giá trị nhân văn tưởng nhớ về sự hy sinh của người mẹ dành cho con cháu của mình. 

  • Ý nghĩa video viral đối với thương hiệu:

Từ Big Idea chạm đúng insight của tập khách hàng, video trên đã giúp thương hiệu đạt được tiếng vang, là dấu ấn trong tâm trí của khách hàng, từ những người đã sử dụng, đến những bà mẹ chưa từng sử dụng. Về mức độ tiếp cận, Fanpage của Skinbibi đã tăng số lượng người tiếp cận, like Fanpage và tương tác những bài viết sau đó (tiếp cận được hơn 10 triệu người trên các kênh mạng xã hội). Video ngày càng được lan tỏa xa hơn, Skinbibi tiếp tục tạo nên những cuộc thi “Viết lên những câu chuyện về bà ngoại” ngay sau đó, điều này cũng giúp cho “Hội những bà mẹ bỉm sữa” được chia sẻ những câu chuyện của riêng mình với Skinbibi như những người bạn, từ đó cũng tăng thêm tình cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp.

7. Đánh giá idea làm nên một viral video xuất sắc

6 tiêu chí đánh giá Idea hay

Khi đánh giá một Idea, cần dựa trên 6 tiêu chí sau:

Simple – Đơn giản: đây là tiền đề cho một quá trình triển khai đơn giản, giúp khách hàng dễ hiểu, dễ nhớ. Nếu là idea quá phức tạp, sẽ đòi hỏi người tiếp nhận phải suy nghĩ quá nhiều. Nhờ sự đơn giản, sẽ giúp số đông hiểu được và tránh sự hiểu lầm. 

Unexpected – Bất ngờ: Là đem lại cảm giác mới lạ bằng việc đưa ra ý tưởng khác, góc tiếp cận khác, cách trình bày khác. Điều này tạo ra sự khác biệt của idea giữa muôn vàn ý tưởng và chiến dịch, bởi chúng ta sẽ thấy tò mò và thích thú những thứ mới và cảm thấy ít bị thu hút hơn với những thứ đã có từ trước.

Concrete – Cụ thể: Ý tưởng độc đáo, nhưng “bay” quá  mức, sẽ khiến người xem lơ lửng, mơ hồ. Dù ở bất cứ dạng nội dung nào, cần đi theo một kịch bản, bám sát thông điệp, ý tưởng, phải đi đúng vào trọng tâm mà mình muốn khách hàng phải nhớ.

Credible – Đáng tin cậy: Là cảm giác để người xem cảm thấy thân thuộc, chân thực, không làm quá. Bởi càng đáng tin cậy, càng dễ được đón nhận. 

Emotional – Cảm xúc: Một ý tưởng có thể đi đến trái tim của khách hàng, chắc chắn phải tác động trực tiếp được tới cảm xúc của họ. Chúng ta có thể suy nghĩ về nó, nhưng để tác động ngay đến hành vi và tiềm thức, cần có cảm xúc, cảm xúc được nhắc đến có thể là vui, buồn, hạnh phúc, ngạc nhiên, đồng cảm,…

Stories – Tính câu chuyện – dễ tạo các câu chuyện xoay quanh: Thay vì chia sẻ câu chuyện thương hiệu, kể câu chuyện cá nhân hóa đang trở thành yếu tố quan trọng mà nhiều doanh nghiệp hướng tới nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. 

Và để thay lời muốn nói của Skinbibi, video “Người mẹ mang tên Bà ngoại” đã được ra đời. Bám sát 6 tiêu chí trên, từ nội dung dễ hiểu, khi xem video ai cũng nghĩ ngay đến nội dung video sẽ nói đến Bà ngoại, các phân đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lý, lời thoại đơn giản (không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương…). Với một hướng tiếp cận mới lạ, nhiều campaign nổi bật trước đó là các chủ đề quen thuộc Mẹ chồng nàng dâu,.. nhưng chưa có “câu chuyện” nào nói về Bà ngoại – người tần tảo chăm lo cho con cháu qua bao thế hệ, điều là giá trị truyền thống của đất nước ta. Nội dung mang tính chân thực là khi khiến người xem gợi nhớ tới những kỷ niệm ngày xưa, con gái nhớ đến mẹ vì nhờ có mẹ đã gánh vác nhiều nỗi vất vả lực nuôi con nhỏ, để khi “làm mẹ” rồi mới biết nỗi lòng của mẹ mình. Cả video được dựng lên là câu chuyện làm mẹ của các mẹ bỉm sữa. 

8. Kết luận

Đối với Marketers, thì “ý tưởng lớn – Big Idea” là thứ khởi nguồn cho việc thực thi một chiến dịch thành công và cũng là phần cực kỳ quan trọng  trong một Chiến lược Marketing. Để có một Chiến lược Marketing thành công, ngoài Big Idea sẽ cần thêm nhiều yếu tố khác. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong khóa học MSP (Marketing Strategy & Plan) của Nude Academy, khóa học không chỉ dành cho các bạn làm chiến lược, mà còn dành cho những bạn đang làm Content Marketing có mục tiêu lên vị trí cao hơn trong ngành và bất cứ ai muốn xây dựng chiến lược Marketing bài bản, tối ưu. Nhung sẽ hướng dẫn và đồng hành cùng các bạn từ thiết lập tư duy Marketing gốc rễ đến thực hành chi tiết từng bước xây dựng chiến lược Marketing tổng thể  cùng nhiều nội dung giá trị khác, tìm hiểu ngay tại đây!

error: