4 Yếu Tố – 4 Tầng Nhận Thức – Cách Đánh Giá Năng Lực Nhân Sự

  1. Vấn đề
  2. Nguyên nhân vấn đề
  3. Vấn đề có giải quyết được không? 
  4. Các giải pháp và chi tiết (nếu có) 

Đây là 4 yếu tố khi tiếp cận bất cứ tình huống, hiện tượng, vấn đề… nào.

Cũng tương ứng với Tứ đế mà Đức Phật đã dạy:

  1. Khổ
  2. Nguyên nhân khổ
  3. Khổ giải quyết được – thoát được khổ khi Niết bàn. 
  4. Cách giải quyết – Trung đạo = Bát Chánh Đạo.

Và ở mỗi cấp độ nhận thức hoặc level năng lực ta có thể chia ra các dạng nhân sự có khả năng:

  1. Thấy được vấn đề 
  2. Thấy được nguyên nhân vấn đề
  3. Thấy con đường thoát khỏi vấn đề (chiến lược, định hướng).
  4. Thấy giải pháp chi tiết (action plan)

Có người chỉ ở mức 1, có người tới mức hai hoặc 3 và 4. Số lượng mà thấy được cả 4 khá hiếm và tất nhiên họ được coi trọng.

Ngoài ra, còn có những hạng nằm ngoài là không thấy được vấn đề hoặc tạo ra vấn đề  nhưng Nhung không nhắc ở đây.

Đáp ứng cả 4 tầng trên thường tương đương năng lực của leader (nhỏ – vừa – cao cấp). Do đó, chỉ cần test các vùng năng lực dựa trên 4 khả năng trên sẽ nhanh chóng nhận ra 3 khía cạnh của nhân sự:

  1. Kinh nghiệm
  2. Kỹ năng
  3. Chuyên môn

Nhưng quan trọng nhất là 4. Thái độ. Người có đủ 3 khía cạnh trên nhưng lại dính ở cái 4 thì cũng khó phù hợp.

Với những vấn đề lại có các vấn đề Thượng tầng (khó), Trung tầng (vừa) và Hạ tầng (nhỏ). 

Nên kinh nghiệm của em Nhung là không thể đưa một nhân sự xử lý ở Hạ tầng lên thử sức ở Thượng tầng là rất nguy hiểm. Lên Trung tầng đôi khi còn khó mà đạt huống hồ lên tầng Thượng.

Tuy nhiên, đôi khi chơi cuộc chơi lớn được ăn cả ngã về zero hoặc âm cũng chấp nhận thì mình cứ chơi một phen xem sao. Hihi.

Hôm nay – một ngày như bao ngày, Quân sư em rất trăn trở về kiếm tìm nhân sự tài đức vẹn toàn cho các doanh chủ SMEs.

Xem thêm:

error: